Vay Vốn Ngân Hàng

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog Ngân Hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog Ngân Hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Vay tiền ngân hàng, Vay thế chấp sổ đỏ, Thủ tục vay thế chấp ngân hàng

Vay tiền ngân hàng thế chấp bằng sổ đỏ, nhà đã không còn khó khăn và không phải vấn đề to tát với khách hàng nhưng khi nào thì thực sự cần vay tiền phải cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng.

Vay tiền ngân hàng, Vay thế chấp sổ đỏ, Thủ tục vay thế chấp ngân hàng
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc vay vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất hay mua sắm trang thiết bị không còn là xa lạ. Các khách hàng cá nhân doanh nghiệp cũng đến với dịch vụ vay thế chấp nhiều hơn với việc vay tiền ngân hàng bằng thế chấp sổ đỏ để có tiền kinh doanh, mua nhà ở hay trang trải nhu cầu cuộc sống.

Các ngân hàng thương mại cũng vì thế mà đưa ra rất nhiều các sản phẩm dịch vụ cho vay thế chấp bằng sổ đỏ, thế chấp bằng sổ tiết kiệm hay giấy tờ có giá. Vậy có khi nào người đi vay trả lời cho câu hỏi:”Khi nào thì thực sự cần phải cầm cố sổ đỏ để vay tiền ngân hàng?”

Đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh đã đi vào quỹ đạo thì việc vay vốn ngân hàng và trả nợ ngân hàng là vấn đề không lớn. Thậm chí những chủ doanh nghiệp còn sẵn sàng thế chấp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng nắm bắt cơ hội kinh doanh và làm giàu từ đấy.

Vậy còn đối với khách hàng cá nhân mới bước chân vào kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ thì sao? Việc vay vốn ngân hàng dĩ nhiên sẽ được các ngân hàng chấp nhận nếu như có đầy đủ các thủ tục, nhưng vấn đề trả nợ có thể sẽ là gánh nặng vì hoạt động kinh doanh ban đầu chưa thể phát triển mạnh thậm chí chưa tạo ra lợi nhuận mà đã phải trả nợ ngân hàng thì việc này lại mang đến rùi ro cho khối tài sản mang thế chấp.

Vậy có phải những người mới kinh doanh thì không nên vay thế chấp?


Không hẳn là như vậy, khi bạn có ý tưởng kinh doanh, bạn tin vào khả năng của bản thân và có sự ủng hộ của gia đình bạn bè thì không có lý do gì để bạn không mạo hiểm.

Vay thế chấp ngân hàng chỉ là một trong số những rào cản trên bước đường tiến tới thành công. Vay vốn ngân hàng có thể chính là bước đệm để ý tưởng kinh doanh của bạn nở hoa và đưa bạn đến với thành công nhanh hơn.

Vậy nên vấn đề quan trọng cần phải cân nhắc trước khi vay thế chấp đó chính là mục đích vay vốn phải phải mang lại lợi nhuận lớn hơn lãi

Hỗ trợ khách hàng Vay tiền ngân hàng, Vay thế chấp sổ đỏ, Thủ tục vay thế chấp ngân hàng

Hotline: 0906.670.947 A.Vũ  ( Phục vụ 24/24 )

DỊCH VỤ VAY VỐN NGÂN HÀNG

Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Vay thế chấp nhà sổ đỏ tại VPBank chỉ với lãi suất 6,99%

Ngân Hàng VPBank với mong muốn hỗ trợ đối đa và chia sẻ khó khăn về tài chính dành cho khách hàng nhân dịp Hè. VPBank dành 6.000 tỷ đồng triển khai chương trình “Vui ngày Hè, nhẹ lãi suất” dành cho khách hàng vay thế chấp gồm vay mua ôtô, nhà đất, kinh doanh tiêu dùng với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,99%/năm

Vay thế chấp nhà sổ đỏ tại VPBank chỉ với lãi suất 6,99%

Theo đó, VPBank sẽ dành hạn mức 5.000 tỷ đồng cho khách hàng có nhu cầu vay thế chấp gồm vay mua ôtô, nhà đất, kinh doanh tiêu dùng sẽ được ưu đãi lãi suất cố định chỉ từ 6,99%/năm.

Với gói này, khách hàng còn có thể vay với thời gian tối đa lên đến 25 năm, cùng hạn mức vay 10 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản vay sẽ được VPBank phê duyệt tối thiểu chỉ trong vòng 2 ngày làm việc.

Ngoài ra, VPBank còn dành thêm hạn mức 1.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành riêng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng tín chấp.

Khách hàng chỉ cần có thu nhập từ 4.500.000 đồng/tháng và không cần tài sản đảm bảo, vẫn có thể tham gia chương trình. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của chương trình là khách hàng có thể vay đối đa là 500 triệu trong thời gian 60 tháng.

Chương trình “Vui ngày Hè, nhẹ lãi suất” hứa hẹn sẽ là giải pháp tài chính tối ưu dành cho khách hàng cá nhân trong mùa hè năm 2015. Thông qua chương trình, VPBank mong muốn tri ân những khách hàng đã, đang và sẽ đồng hành cùng VPBank trong thời gian qua.

Với mong muốn hỗ trợ đối đa và chia sẻ khó khăn về tài chính dành cho khách hàng nhân dịp Hè, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dành 6.000 tỷ đồng triển khai chương trình “Vui ngày Hè, nhẹ lãi suất” dành cho khách hàng vay thế chấp và tín chấp với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,99%/năm.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Ở Việt Nam Ngân hàng nào to nhất

Theo thống kê của dichvuvayvon.org, hiện nay có đến 12 ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn ngay trong năm 2015. Nếu thành công, tổng số vốn điều lệ của 21 ngân hàng lớn sẽ lên tới 244.957 tỷ đồng, tăng 16,3% so với kết quả tính đến cuối năm 2014.

Thời gian qua thị trường đã liên tục “nóng” xoay quanh việc hai ngân hàng OceanBank và VNCB bị âm vốn và buộc phải bán cho Ngân hàng Nhà nước với giá 0 đồng. Người ta lại càng để ý đến vốn điều lệ và vốn tự có của mỗi ngân hàng hơn bởi xét về tầm quan trọng, vốn điều lệ sẽ chi phối toàn bộ hoạt động, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, là tấm bọc lót cuối cùng bảo vệ người gửi tiền và xử lý rủi ro. Quy mô vốn điều lệ cũng là một tiêu chí đánh giá về tiềm lực tài chính của mỗi tổ chức.

Năm nay, không chỉ các ngân hàng thương mại nhỏ phải chạy đua tăng vốn điều lệ để đáp ứng lộ trình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mà cả những ngân hàng lớn cũng ồ ạt lên kế hoạch tăng vốn.

Ở Việt Nam Ngân hàng nào to nhất
Theo thống kê của Dịch Vụ Vay Vốn, có đến 12 ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn ngay trong năm 2015. Nếu thành công, tổng số vốn điều lệ của 21 ngân hàng lớn sẽ lên tới 244.957 tỷ đồng, tăng 16,3% so với kết quả tính đến cuối năm 2014.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng có ý định tăng vốn nhiều nhất với 11.975 tỷ đồng, lên 49.209 tỷ đồng, sẽ tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng năm 2015, vốn pháp định của ngân hàng có thể tăng đến 10.000 tỷ đồng, những ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nếu không sáp nhập sẽ phải đóng cửa.

Trao đổi với Dịch Vụ Vay Vốn, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng ý kiến trên là không khả thi. Nếu tăng vốn pháp định lên 10.000 tỷ đồng thì hệ thống ngân hàng sẽ phải rất tập trung.

Tại các nước khác, số lượng ngân hàng không nhiều, vốn của các ngân hàng rất lớn. Một số ngân hàng tại Mỹ không có quy định vốn cho các ngân hàng là bao nhiêu nhưng cũng tối thiểu là 20-30 triệu USD.

Ở Việt Nam Ngân hàng nào to nhất
Một vấn đề khác xung quanh việc các ngân hàng đồng loạt tăng vốn điều lệ trong thời gian từ nay đến hết năm cho thấy là lượng cổ phiếu phát hành thêm của các ngân hàng sẽ rất lớn. Vì thế, cung cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng mạnh.

Theo ông Hiếu, khi các ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu, cổ tức cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc các ngân hàng lên phương án tăng vốn là đã được thông qua sự đồng thuận của cổ đông.

Bù trừ lại, cổ đông cũng có điểm lợi khi ngân hàng tăng quy mô vốn, tăng cường khả năng tài chính vì mục tiêu chung của ngân hàng và tầm nhìn dài hạn.

Trong tương lai Việt Nam hệ thống ngân hàng có thể sẽ rút gọn còn 15 ngân hàng và theo ông Hiếu nên chia 2 loại. Năm ngân hàng có vốn điều lệ rất lớn phục vụ cho quốc gia và khoảng 10 ngân hàng còn lại phục vụ cho cộng đồng kinh tế địa phương và các ngân hàng này chỉ cần quy mô vốn nhỏ. Số vốn 3.000 tỷ đồng cho các ngân hàng nhỏ này là thích hợp.

Theo Nguồn Tin Ngân Hàng

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

VPBank rộng cửa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ưu đãi

Đại diện ngân hàng VPbank cho biết: “VPBank luôn hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng. Trong năm 2015, VPBank sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp VPBank chính thức triển khai chương trình 5.000 tỷ cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi toàn quốc, Với mục đích đồng hành, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải pháp tài chính tòan diện cho doanh nghiệp.

VPBank rộng cửa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ưu đãi
Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hiện chiếm tới 96% số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này mới chỉ sử dụng 51% số lao động xã hội và đóng góp hơn 40% vào GDP cả nước.

Nhận thấy rõ nhóm doanh nghiệp SME có vai trò lớn và còn nhiều tiềm năng đóng góp vào nền kinh tế, thời gian gần đây vấn đề hỗ trợ vốn cho nhóm doanh nghiệp này đã được các ban ngành, ngân hàng quan tâm nhiều hơn. Trong các nghị quyết thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng cũng thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.

Nắm bắt được nhu cầu thực tế, bên cạnh việc xác định doanh nghiệp SME là phân khúc khách hàng quan trọng, mới đây Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai chương trình hỗ trợ vốn với quy mô rất lớn lên tới 5.000 tỷ đồng cho các khách hàng doanh nghiệp SME trên phạm vi toàn quốc.

Theo đó, khách hàng vay vốn có thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cấp tín dụng tại VPBank hoặc các tổ chức khác có nhu cầu vay vốn. Doanh nghiệp sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay ưu đãi giảm tối đa 2%/năm so với mức lãi suất thông thường theo quy định của VPBank, áp dụng trong thời gian tối đa 6 tháng đối với mỗi khoản vay. Chương trình được triển khai từ nay đến 30/9/2015.

Bên cạnh lãi suất ưu đãi, khách hàng SME vay vốn của VPBank còn được hỗ trợ các giải pháp vốn như Vay tín chấp, Chương trình tín dụng thông minh, Vay kinh doanh tài sản đảm bảo là bất động sản. Đây là các giải pháp được khách hàng đánh giá cao bởi giải quyết được bài toán tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh giới hạn về tài sản đảm bảo.

Đại diện VPbank cho biết: “VPBank luôn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng. Trong năm 2015, VPBank sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp SME thông qua các chương trình trách nhiệm xã hội và đặc biệt là các gói giải pháp tài chính tòan diện cho doanh nghiệp”.

Không chỉ VPBank, một loạt các ngân hàng khác như ABBank, Sacombank, PVcomBank, Techcombank… cũng đang chú trọng vào nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hàng loạt bài toán tiếp cận vốn và nhóm sản phẩm được đưa ra.

Theo các chuyên gia, việc các doanh nghiệp SME gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay phát triển kinh doanh là điều rõ ràng. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, những vấn đề đó đang được dần tháo gỡ khi các ngân hàng đẩy mạnh “thiết kế” các sản phẩm dịch vụ ưu đãi dành riêng cho nhóm đối tượng này như tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ, lãi suất… Giờ đây, các doanh nghiệp phần nào “dễ thở” hơn và có thêm niềm tin để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Những động thái tích cực từ phía ngân hàng như vậy đã góp phần không nhỏ giúp dòng chảy tín dụng trở nên thông thoáng hơn trong thời gian qua. Số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy, tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm nay đã lên tới 2,78% - mức tăng trưởng trong 4 tháng cao nhất kể từ năm 2011.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Nhiều công nhân vay tín dụng đen do thiếu tiền bị sập bẫy

Đến bước đường cùng, nhiều công nhân trong các khu công nghiệp phải tính đến nước đi vay lãi để trang trải cho cuộc sống, tuy nhiên mức lãi suất mà các chủ nợ đang áp dụng cho những khoản vay này lại không hề thấp.

Nhiều công nhân vay tín dụng đen do thiếu tiền bị sập bẫy

Tháng trước, trong vai một công nhân (CN) đang cần tiền gấp để trả nợ, tôi tìm đến Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước (TX.Bến Cát, Bình Dương) hỏi vay tiền. Trực - một CN có thâm niên tại đây mách nước: “Thủ tục vay rất đơn giản, chỉ cần đưa CMND, thẻ ATM và có người quen giới thiệu là được”.

Cho vay phải giữ thẻ ATM

Trực dẫn tôi tới nhà ông Ph., nằm trong KCN Mỹ Phước (xã Thới Hòa, TX.Bến Cát) để vay tiền. Thấy Trực, ông Ph. liền hỏi: “Tiền lãi của tao tháng trước mày chưa trả hết, giờ định vay nữa hả?”. Sau khi biết tôi vay, ông Ph. liền hỏi: “Thế chú mày làm ở công ty nào, bạn bè sao với thằng Trực? Muốn vay bao nhiêu?”. Khi nghe tôi nói và có Trực bảo lãnh nên ông Ph. đi vào thẳng vấn đề: “Vay ở đây tính theo ngày, cứ vay 1 triệu đồng thì tiền lãi 40.000 đồng/ngày. Chú mày định vay bao nhiêu?”. Thấy tôi đắn đo, ông Ph. bồi thêm: “Tiền lãi như vậy còn thấp đó, chứ vào mùa đá bóng mấy thằng khác đến đây, 1 triệu đồng tôi lấy lãi 50.000 đồng/ngày!”.

Tôi đồng ý vay 2 triệu đồng trong vòng 1 tuần, ông Ph. liền yêu cầu tôi đưa CMND và thẻ ATM. Kiểm tra xong, ông Ph. lấy ra một cuốn sổ trong đó ghi chi chít danh sách người vay tiền, số tiền, mật khẩu thẻ ATM các loại.

Ông Ph. yêu cầu tôi cung cấp mật khẩu thẻ ATM để ghi vào sổ. Xong việc, ông mở tủ lấy tiền đưa cho tôi và không quên nói: “Vay 2 triệu đồng trong vòng 1 tuần thì tiền lãi 560.000 đồng, tuần sau chú em nhớ trả anh tiền gốc và lãi luôn nhé. Chú mày mà chậm trễ hoặc trốn luôn thì có người tìm đến nơi hỏi thăm đó nhé”. Tôi thắc mắc giữ thẻ ATM để làm gì thì Trực liền nói: “Bỏ lại thẻ ATM và mật khẩu là trừ khi không trả tiền thì tới hẹn họ ra máy ATM tự rút tiền lương mà công ty chuyển”.

Theo tìm hiểu, tại khu vực các KCN ở Bình Dương, tình trạng cho CN vay hiện rất phổ biến. Người cho vay thường giữ thẻ ATM và CMND người vay để làm tin. Tới tháng, người vay chưa trả tiền lãi và tiền gốc thì chủ nợ cầm thẻ ATM đó ra máy rút đúng số tiền cho vay cộng với lãi như Trực nói.

Anh Th. (một CN tại KCN Mỹ Phước) cho biết thêm: “Đa phần những CN làm trong các công ty đều cầm thẻ, CMND đi vay để trang trải cuộc sống, trả nợ hoặc gửi tiền về quê. Trung bình vay 1 triệu đồng thì lãi suất 100.000 đồng/tháng; vay 2 triệu đồng thì lãi 200.000 đồng/tháng... Số vay tối đa các chủ nợ cho CN vay là 5 triệu đồng. Riêng những trường hợp vay tính tiền lãi 30.000 - 40.000 đồng/ngày là dạng cho vay nóng, chủ nợ đứng ra cho vay lãi suất như thế cũng phải có máu mặt để không bị con nợ giật tiền bỏ trốn”.

Đổ nợ, bỏ trốn

Gần đây, chị H. (CN trong KCN Sóng Thần, TX.Dĩ An) đi làm về bị xe máy tông gãy tay, người tông bỏ chạy mất. Để có tiền điều trị, vợ chồng chị H. phải thông qua người quen vay nóng 5 triệu đồng với lãi suất 150.000 đồng/ngày. Chị H. kể: “Sau tai nạn, vợ chồng tôi lo trả nợ. Mỗi tháng tiền lãi 4,5 triệu đồng, chưa tính tiền gốc. Tiền lương hai vợ chồng cộng lại một tháng chưa được 9 triệu đồng. Trả lãi vay, gửi về quê nuôi hai đứa con thế là hết. Tháng nào cũng thiếu trước hụt sau, chưa kịp trả tiền lãi thì chủ nợ đã gọi điện, có khi cho người tới phòng canh lấy tiền”.

Đồng cảnh ngộ với chị H., để có tiền gửi về quê cho hai con ăn học, vợ chồng anh Tú (quê Hà Tĩnh, làm việc tại khu chế xuất Linh Trung, Q.Thủ Đức) cũng phải đi vay 4 triệu đồng với lãi suất 120.000 đồng/ngày. Đã gần một năm trôi qua, vợ chồng anh Tú vẫn không trả hết tiền lãi và gốc. Anh Tú nói: “Vay có 4 triệu đồng mà tiền lãi hằng tháng 3,6 triệu đồng. Vợ chồng tôi cố gắng tiết kiệm lắm cũng không sao trả đủ tiền lãi và gốc trong một tháng. Không trả thì không yên với chủ nợ, mà trốn về quê biết làm gì ăn?”.

Chị Thu (CN tại KCN Sóng Thần hơn 10 năm) cho biết: “10 năm qua tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu người dính vô đường dây vay nặng lãi bị chủ nợ tịch thu xe máy, bị đánh tả tơi sợ quá phải bỏ trốn biệt tích. Tội nhất là những gia đình CN khó khăn, ốm đau phải chấp nhận đi vay nặng lãi”. Cũng theo chị Thu, gần đây, CN tên Dũng (quê Trà Vinh) vay 10 triệu đồng với lãi suất 200.000 đồng/ngày. Tháng sau không có tiền trả nợ, Dũng bị chủ nợ cho người đến phòng tịch thu xe máy và đánh dằn mặt bắt phải trả cho đủ. Sợ quá, Dũng bỏ trốn biệt tích.

Khó xử lý

Theo một cán bộ Công an TX.Bến Cát (Bình Dương), hiện nay ở các KCN thường có tình trạng “tín dụng đen”. Khi vay chủ nợ giữ CMND và thẻ ATM để làm tin. Đến tháng công ty trả lương qua thẻ thì chủ nợ chỉ cần ra máy ATM rút tiền. Tất cả đều hợp đồng miệng từ hai phía, không có giấy tờ gì chứng minh. Thực tế khi xảy ra tranh chấp CN ra công an trình báo nhưng không có gì chứng minh. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người đứng ra huy động vốn trong CN để làm ăn sau đó trả lãi cao. Tin tưởng nhiều CN đưa hết tài sản, tiền bạc để “góp vốn’” làm ăn chia tiền lãi. Được thời gian người đứng ra huy động vốn tuyên bố đổ nợ rồi bỏ trốn dẫn đến tranh chấp.

Theo Thanh Niên




Tags: vay tiền ngân hàng, vay nóng tư nhân, vay tiêu dùng cá nhân

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

VietinBank hỗ trợ cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh với lãi suất 4.99%/năm

Tiếp nối chương trình “Lãi vàng đón lộc xuân”, từ nay đến 30/6/2015 VietinBank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay “Lãi hè giảm nhiệt” với lãi suất cho vay cố định trong thời gian ưu đãi chỉ từ 4,99%/năm, hỗ trợ khách hàng vay vốn ngân hàng và sản xuất kinh doanh.

VietinBank hỗ trợ cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh với lãi suất 4.99%/năm
 Nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, cùng với nỗ lực trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam, VietinBank đồng loạt triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân (bao gồm khách hàng cá nhân/ hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô) có nhu cầu vay vốn tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

Đối tượng vay vốn là khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm phục vụ vay vốn tiêu dùng gồm có cho vay mua ô tô; cho vay mua nhà dự án, xây dựng, sửa chữa nhà ở hoặc nhận quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng các chính sách ưu đãi bảo hiểm khi tham gia gói vay này, gồm có: giảm 25% phí bảo hiểm VietinHome; giảm 25% phí bảo hiểm VietinCare; giảm 20% phí bảo hiểm đối với xe ô tô và tặng bảo hiểm “Tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe” cho khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe ô tô từ 5 triệu đồng của VietinCar… Có thể nói, đây là mức ưu đãi lãi suất đột phá đi đầu thị trường của VietinBank nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng gói dịch vụ cho vay tốt nhất.

Song song với chương trình “Lãi hè giảm nhiệt”, VietinBank cũng đưa ra gói vay ưu đãi “Chung sức Thành công” với các mức lãi suất thả nổi, tương ứng với từng phân khúc và nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm đối với khoản vay sản xuất kinh doanh và từ 7,0%/năm đối với vay tiêu dùng. Đối tượng vay vốn của chương trình là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô trên phạm vi toàn quốc.

•   Đối tượng

-   KH bán lẻ (bao gồm KH cá nhân/ Hộ gia đình và doanh nghiệp
siêu
vi mô) có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất
kinh doanh theo danh mục sản phẩm dịch vụ thuộc CTKM.
-    Khách hàng có xếp hạng tín dụng từ A trở lên
-    Khách hàng không có nợ xấu tại bất kỳ TCTD nào.
-   Đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng hiện hành theo quy định
NHCTVN.
-   Khoản vay có thời hạn từ 24 tháng trở lên.

•   Sản phẩm áp dụng

-    Sản phẩm Cho vay mua ô tô đối với Khách hàng bán lẻ.
-    Sản phẩm Cho vay mua nhà dự án.
-    Sản phẩm Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận quyền
sử dụng đất ở.
-    Các sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
-    Lưu ý: Loại trừ trường hợp tài sản bảo đảm là sổ thẻ tiết kiệm/
giấy tờ có giá VNĐ chiếm từ 70% giá trị khoản vay trở lên và mục
đích đầu cơ

•    Đối với khách hàng cá nhân/Hộ gia đình

-     Các sản phẩm cho vay phục vụ tiêu dùng và SXKD, ngoại trừ các
sản phẩm cho vay theo hình thức thẻ tín dụng, Cho vay CMTC, Cho
vay có bảo đảm đầy đủ bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm/GTCG
do NHCT phát hành; Cho vay có đảm bảo trong đó TSBĐ là sổ thẻ
tiết kiệm/GTCG VNĐ do NHCT phát hành chiếm từ 70% giá trị khoản
vay, cho vay tiêu dùng CBCNV không TSBĐ, Cho vay kinh doanh/đầu
cơ BĐS, chứng khoán.

•     Đối với khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô

-     Các sản phẩm cho vay phục vụ SXKD, ngoại trừ các sản phẩm
Cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết
kiệm/GTCG do NHCT phát hành, Cho vay có đảm bảo trong đó TSBĐ
là sổ thẻ tiết kiệm/GTCG VNĐ do NHCT phát hành chiếm từ 70% giá
trị khoản vay 

Lãi suất vay vốn

-   Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng kể từ ngày giải ngân khoản
vay và được cố định trong toàn bộ thời gian ưu đãi. Kết thúc thời gian
ưu đãi, áp dụng lãi suất cho vay theo quy định của NHCT VN trong
từng thời kỳ.

-   Lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng kể từ ngày giải ngân khoản vay.
Kết thúc thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ được áp dụng theo quy định của
NHCT trong từng thời kỳ

Nếu quý khách đang có các kế hoạch kinh doanh hay dự định mua sắm nhưng cần hỗ trợ về tài chính, hãy liên hệ với dịch vụ vay ngân hàng sẽ hỗ trợ hồ sơ thủ tục vay vốn giải ngân trong 24h.

Chi tiêt vui lòng liên hệ : 0906.670.947 A.Vũ  ( Phục vụ 24/24 )

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Kinh doanh nhỏ dể vay vốn ngân hàng

- Khách hàng cá nhân, tiểu thương, hộ gia đình kinh doanh nhỏ cần vay vốn ngân hàng

- Nhiều khách hàng là cá nhân, tiểu thương, hộ gia đình khởi nghiệp kinh doanh với vốn ít, lâm vào tình trạng thiếu vốn, cần tiền gấp trả tiền hàng… có thể tìm đến nguồn vốn của ngân hàng để giải quyết khó khăn.

Kinh doanh nhỏ dể vay vốn ngân hàng

- Đối với những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngoài việc chuẩn bị tài sản thế chấp, khi đi vay nên có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, và chứng minh được khả năng trả nợ.

- Dịch vụ vay vốn hỗ trợ khách hàng hồ sơ và giấy tờ  thủ tục vay vốn ngân hàng trong thời gian nhanh nhất, cùng với lãi suất vay vốn ngân hàng thấp nhất trong thời điểm hiện hành.

Dịch Vụ Vay Vốn ngân hàng hàng

- Chi tiêt vui lòng liên hệ :  0906.670.947 A.Vũ  ( Phục vụ 24/24 )

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng vẫn đang “nằm im bất động”

 Mặc dù trong mùa ĐHCĐ năm 2014, khá nhiều các ông lớn ngân hàng đã đệ trình phương án tăng vốn điều lệ với tổng mức vốn dự kiến tăng vào khoảng 12.600 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn như mọi năm các kế hoạch này vẫn đang được “nằm đắp chiếu”.

Kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng vẫn đang “nằm im bất động”


Sát đến ngày cuối năm, 2 kế hoạch tăng vốn đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê chuẩn. Vấn đề là đây chỉ là con số lẻ so với các kế hoạch tăng vốn năm 2014 đã được đệ trình.

Vốn điều lệ MB chính thức được nâng lên gần 11.600 tỷ đồng theo Quyết định số 2736/QĐ-NHNN ban hành trong ngày 25/12. OCB được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng từ 3.234 tỷ đồng hiện theo phương án được ĐHCĐ thường niên 2014 của nhà băng này thông qua đầu năm.

OCB đang hoàn tất thủ tục để phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu). Lượng cổ phần dự kiến phát hành hơn 31,3 triệu cổ phần, tỷ lệ phát hành 10% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Thế nhưng, đó chỉ là 2 trong số nhiều ngân hàng xin tăng vốn điều lệ trong năm nay được NHNN thông qua.

Trong mùa ĐHCĐ năm 2014, ngoài OCB, nhiều ngân hàng đã trình phương án tăng vốn điều lệ với tổng mức vốn dự kiến tăng vào khoảng 12.600 tỷ đồng. Trong đó, NamABank, SaigonBank, VietA Bank trình kế hoạch tăng vốn lên 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một số nhà băng khác như: BaoVietBank muốn tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng; DongA Bank đề ra mục tiêu tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng; VPBank muốn tăng vốn lên 7.325 tỷ đồng và SHB thông qua việc nâng vốn điều lệ lên 11.082 tỷ đồng…

Tuy nhiên cũng giống như các kế hoạch tăng vốn đã từng được các ngân hàng đệ trình xin ý kiến cổ đông nhiều năm trước, năm 2014 này vẫn chỉ là những kế hoạch “bất động”.

Việc “dây dưa” tăng vốn của các ngân hàng khiến sức ép phải tăng mạnh quy mô đang ngày một lớn dần. Trên thực tế, NHNN đã từng công bố một kế hoạch xây dựng dự thảo Nghị định yêu cầu các ngân hàng tới năm 2015 phải nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Nghị định này chưa kịp ban hành thì nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành, nên đến nay vẫn chưa được nhắc lại. Thế nhưng, với kế hoạch tái cơ cấu, hệ thống NHTM sẽ thu gọn, ngân hàng nào đủ sức khỏe, tiềm lực tài chính vững mạnh mới có thể tiếp tục tồn tại.

Vì vậy, những yêu cầu tăng vốn rất có thể sớm được tái khởi động. Và nếu ngân hàng nào không đạt chuẩn thì khả năng nhận được yêu cầu sáp nhập vào ngân hàng khác là tất yếu. Các ngân hàng lớn sẽ là địa chỉ thực thi “sứ mệnh” đó.

Một động thái gần nhất tuần qua là Vietcombank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, ngoài kế hoạch kinh doanh, điều động nhân sự…, thì một câu chuyện rất cần lưu ý là Đại hội đã thông qua kế hoạch nhận sáp nhập một ngân hàng khác.

Thông tin từ NHNN đưa ra hồi tháng 7/2014, toàn hệ thống có 12 NHTM có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng, trong đó có 6 ngân hàng gồm: NamABank, VietBank, BaoVietBank, PGBank, KienLongBank, VietCapital Bank chỉ mới đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Vì thế, sức ép tăng vốn sẽ còn rất lớn đối với các ngân hàng.

Tại NamABank, tờ trình tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng đã được ĐHCĐ thông qua đầu năm và ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, đã được trình lên các cơ quan ban ngành. Nam A Bank tăng vốn là để phù hợp với quá trình tái cơ cấu, phát triển mạng lưới, nâng cao tiềm lực, nhưng đang đợi để được NHNN thông qua.

Theo đánh giá của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để thực thi được kế hoạch này, là hoàn toàn không dễ. Giá cổ phiếu giảm, phát hành khó có thể mang lại hiệu quả cao, trong khi áp lực M&A đối với các ngân hàng nhỏ để tồn tại và phát triển ngày càng lớn nên không dễ thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu.

“Để tăng vốn lúc này cũng là bài toán phải tính kỹ”, TS. Cao Sỹ Kiêm nói.

Một bài học trong quá khứ, đó là khi NHNN đưa ra yêu cầu về việc nâng vốn điều lệ tối thiểu lên mức 3.000 tỷ đồng, nhiều ngân hàng đã phải chật vật. Thời điểm đó, có một khái niệm về “góp vốn ảo” đã được nhắc tới nhiều, các ngân hàng tạo ra sở hữu chéo bằng cách chuyển đổi tính chất của nguồn vốn góp.





Theo ĐTCK